Ngành Việt Nam học

Việt Nam học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hoá, lịch sử, địa lý, du lịch, phong tục tập quán, tôn giáo – tín ngưỡng, ngôn ngữ… nhằm làm rõ những nét độc đáo, toàn diện và đa dạng những lĩnh vực của một quốc gia dưới góc nhìn liên ngành.
1. Triển vọng ngành nghề

Đời sống con người ngày nay rất năng động và phát triển, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến cuộc sống của con người trong một cộng đồng, tác động đến sự phát triển của cộng đồng và xã hội… Đây chính là cơ hội để bạn trở thành nhà nghiên cứu Việt Nam học và tham gia vào tiến trình quảng bá văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Đặc biệt, trong xu thế đẩy mạnh chính sách mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Để thuận tiện phát triển công việc tại Việt Nam, họ cần tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chuyên ngành Việt Nam học. Từ thực tiễn trên cho thấy Việt Nam học là ngành học nằm trong top những ngành nghề thu hút nhiều lao động nhất tại nước ta trong giai đoạn hiện nay.

2. Chương trình đào tạo

Đào tào cử nhân Việt Nam học có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ cần thiết để trở thành một nhà quản trị lữ hành, nhà quản lý văn hoá, nhà quản lý sự kiện, nhà nghiên cứu – giảng dạy… có chuyên môn, nghiệp vụ trong môi trường xã hội Việt Nam và khu vực.

Việt Nam học là một ngành khoa học nghiên cứu về Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo – tín ngưỡng, xã hội, tộc người, địa lý, du lịch, môi trường sinh thái, … nhằm đem đến cho người học những kiến thức cơ bản và toàn diện về đất nước, con người Việt Nam từ quá khứ đến hiện đại.

Bên cạnh khối kiến thức chuyên ngành, sinh viên ngành Việt Nam còn nắm rõ các kỹ năng cơ bản về một số hoạt động nghiệp vụ liên quan đến chuyên ngành như nghiệp vụ du lịch, văn phòng, quản lý di sản, quản lý văn hoá… do đó sẽ có nhiều cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.

3. Cơ hội việc làm

Với kiến thức rộng, liên ngành về đất nước và con người Việt Nam, chính vì thế khi ra trường sinh viên sẽ có cơ hội việc làm cao, theo đó sinh viên Việt Nam học sau khi ra trường có thể công tác tại các vị trí theo từng chuyên ngành đào tạo:

Chuyên ngành Văn hoá Việt Nam

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Văn hoá Việt Nam có thể đảm nhận các công việc:

  • Chuyên viên nghiên cứu và quản lý di sản văn hoá;
  • Chuyên viên truyền thông văn hoá;
  • Chuyên viên tổ chức và dàn dựng các chương trình sự kiện văn hoá nghệ thuật;
  • Chuyên viên hướng dẫn và thuyết minh du lịch ở các Bảo tàng, các Ban quản lý di tích và danh thắng các cấp.
  • Chuyên viên tư vấn và chăm sóc khách hàng
  • Chuyên viên cho các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận (NGO – NPO)

Chuyên ngành Lữ hành

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Lữ hành có thể đảm nhận các công việc:

  • Chuyên viên thiết kế, điều hành và tổ chức hoạt động hướng dẫn khách du lịch;
  • Chuyên viên kinh doanh và phát triển các dịch vụ tại các Trung tâm tổ chức sự kiện, khu du lịch, nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí.
  • Chuyên viên kinh doanh và phát triển các dịch vụ du lịch kết hợp tổ chức các sự kiện (MICE) trong các công ty sự kiện và truyền thông về du lịch;
  • Chuyên viên tư vấn và chăm sóc khách hàng
  • Chuyên viên cho các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận (NGO – NPO)

4. Cơ hội học tập, nâng cao trình độ

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể học tiếp lên chương trình đào tạo Thạc sĩ – Tiến sĩ ngành Du lịch ngay tại Khoa Du lịch, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành hoặc các ngành gần ở các trường đại học khác để mở ra cơ hội việc làm trong ngành giáo dục.

 

Bản mô tả chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo

Chuẩn đầu ra

Đề cương chi tiết