Thạc sĩ Du lịch 

1. Mục tiêu chương trình đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Du lịch là đào tạo học viên có phẩm chất chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu về Du lịch, có kỹ năng thực hành ở mức độ thành thạo để tổ chức, điều hành và quản lý các lĩnh vực Du lịch trong môi trường khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường làm việc. Thông thạo tiếng Anh trong lĩnh vực Du lịch.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

        + Về kiến thức:

    • Vận dụng kiến thức về văn hoá, xã hội, pháp luật, chính trị, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vào việc quản lý và phát triển ngành du lịch theo đúng các định hướng chiến lược về phát triển du lịch của Việt Nam và hội nhập quốc tế
    • Áp dụng các kiến thức về khoa học du lịch, khoa học quản lý và kinh doanh vào ngành du lịch bao gồm quản lý nhà nước về du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phục vụ phát triển du lịch, tổ chức quản lý và kinh doanh lữ hành, khách sạn và các lĩnh vực kinh doanh khác trong du lịch.
    • Quản lý các dự án về quy hoạch và phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, truyền thông du lịch…
    • Áp dụng nền tảng kiến thức ngành du lịch, phương pháp luận của khoa học du lịch và các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nói chung (liên ngành) và phương pháp nghiên cứu khoa học du lịch nói riêng trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về du lịch, lữ hành, khách sạn.
  • + Về kỹ năng: 
    • Thực hiện thành thạo các kỹ năng quản lý và triển khai các hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành, lưu trú và các dịch vụ liên quan tại các điểm đến du lịch, quản lý rủi ro, đáp ứng với sự thay đổi một cách linh hoạt và sáng tạo.
    • Sử dụng thành thạo CNTT, triển khai một cách hiệu quả chuyển đổi số trong ngành du lịch.
    • Vận dụng tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo một cách hiệu quả trong quản lý, nghiên cứu khoa học và giảng dạy
    • Giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hóa và liên ngành, thực hiện thành thạo các kỹ năng giảng dạy và huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn, sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành để phục vụ công việc một cách hiệu quả.
  • + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
    • Giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng và các phẩm chất cá nhân phù hợp với yêu cầu của ngành du lịch (quan tâm, trung thực, nghiêm túc, tôn trọng người khác và tự trọng cá nhân).
    • Thể hiện tinh thần cầu thị và thói quen học tập suốt đời, nghiên cứu những vấn đề mới của ngành du lịch và luôn hướng đến sự đổi mới và sáng tạo trong công việc.

2. Vị trí công việc có thể đảm nhận sau tốt nghiệp

– Cán bộ tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương;

– Nhà quản lý, điều hành ở các công ty du lịch, lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống…

– Các vị trí công việc khác trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

– Nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu có liên quan đến du lịch;

– Giảng viên các chương trình đại học, cao đẳng, trung học, nghề ngắn hạn, tập huấn nghiệp vụ cho các cơ sở du lịch…

 

Bản mô tả chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo

Chuẩn đầu ra

Đề cương chi tiết