Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam là một vấn đề quan trọng và được thảo luận, bàn bạc trong nhiều năm qua và điều đó càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam gia nhập vào cộng đồng ASEAN. Theo đó, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam có đủ trình độ để ứng tuyển vào các vị trí mà mình được đào tạo và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong và ngoài nước có nhu cầu tuyển dụng vào các vị trí mà mình mong muốn. Các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước có thể tìm kiếm nhân sự cho tổ chức mình có trình độ cao về quản lý, nghiệp vụ, kỹ năng, thực tiễn của một người lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ cộng đồng ASEAN nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự của đơn vị du lịch theo các chức danh cụ thể . Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực du lịch trong xu thế hội nhập là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Khoa Du lịch và Việt Nam học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và kinh tế khối ASEAN nói riêng.
Thương hiệu Đại học Nguyễn Tất Thành, Khoa Du lịch và Việt Nam học ngày nay cũng như sự tin tưởng của người học và của các bên liên quan khác đối với Nhà trường, Khoa được xây dựng và duy trì thông qua các hoạt động đảm bảo và cải tiến chất lượng của Trường và của chương trình đào tạo. Các hoạt động này giúp đảm bảo rằng chương trình đào tạo ngành du lịch được thiết kế tốt, được theo dõi thường xuyên và định kỳ rà soát, qua đó đảm bảo tính cập nhật và phù hợp với chuẩn đầu ra. Tất cả các thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan thu nhận được đều được Khoa Du lịch và Việt Nam học sử dụng làm căn cứ để thiết kế và phát triển chương trình dạy học ngành du lịch. Các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích như thư viện, phòng thực hành, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác cho chương trình đào tạo luôn được đánh giá và cải tiến đã góp phần nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. Ngoài ra, Nhà trường đã xây dựng một hệ thống thu nhận phản hồi ý kiến của các bên liên quan và sử dụng các kết quả phản hồi này để cải tiến chất lượng chương trình dạy học ngành du lịch nói riêng và chất lượng Nhà trường nói chung.
Sinh viên ngành Du lịch trong chuyến thực tập thực tế ở miền Tây
Các cơ chế và quy định về việc rà soát, đánh giá và cải tiến chất lượng quá trình dạy, học và đánh giá kết quả học tập của người học được Nhà trường và Khoa Du lịch và Việt Nam học thực hiện rất nghiêm ngặt, có hệ thống, đồng bộ, chặt chẽ và nghiêm túc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Nhà trường. Việc cải tiến quá trình dạy, học và đánh giá kết quả học tập của người học được Nhà trường và Khoa Du lịch và Việt Nam học thực hiện trên cơ sở tham khảo các kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ, giảng viên và sinh viên.
Khoa Du lịch và Việt Nam học đã sớm nhận thức tầm quan trọng của việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy trong lĩnh vực du lịch theo hướng hội nhập, vì vậy đa số kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học của Khoa đều được áp dụng vào việc giảng dạy các học phần lý thuyết cũng như các học phần thực hành, thực tập, thực tế của sinh viên, đồng thời góp phần cải tiến chất lượng việc dạy và học trong Khoa.
Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích tại thư viện, phòng thực hành, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác luôn được Trường, Khoa giám sát, đánh giá tính hiệu quả và cải tiến thông qua một hệ thống văn bản, quy định, quy trình rõ ràng. Có khảo sát và có dựa trên các kết quả khảo sát để cải tiến chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích này.
Việc thu nhận ý kiến các bên liên quan của Khoa, Trường được thực hiện mang tính hệ thống, khoa học và đa dạng. Các kết quả khảo sát được xử lý, đánh giá và làm cơ sở để cải tiến liên tục, thường xuyên tất cả các hoạt động của Trường, của Khoa Du lịch và Việt Nam học nhằm duy trì và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo và các hoạt động dạy học.
ThS. Nguyễn Hoàng Long