Ngành Du lịch – Sức hút từ ngành “công nghiệp không khói”

NTTU – Nhìn vào bức tranh toàn cảnh nền kinh tế nước ta, du lịch đang là một lĩnh vực giàu tiềm năng phát triển, lượng khách nước ngoài cũng như nội địa ngày càng tăng cao. Hình ảnh Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Điều này lý giải cho việc những năm gần đây ngành Du lịch trở thành một ngành học thu hút đông đảo thí sinh quyết định theo học
Vậy ngành Du lịch là gì? Tính chất công việc của ngành này như thế nào?
Nhằm giúp các bạn có thể hình dung rõ hơn, hôm nay NTTU sẽ chia sẻ với các bạn thông tin chi tiết hơn về ngành học này bạn nha.

1. Ngành Du lịch là gì?

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp gồm nhiều nhóm ngành bộ phận. Các nhóm ngành bộ phận này chuyên đào tạo và phân bổ nhân sự làm việc trong các tổ chức du lịch, khách sạn, nhà hàng,… nhằm đáp ứng cho nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của khách hàng trong và ngoài nứơc. Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế cũng như khách du lịch nội địa tăng lên hàng năm; nhờ đó Du lịch Việt Nam ngày càng mở rộng và được biết đến nhiều hơn trên thế giới, rất nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Tại Việt Nam ngành Du lịch không chỉ đơn giản phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của con người mà còn giúp quảng bá nét đẹp hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè năm châu trên thế giới.

2. Nỗi lo “thiếu hút” nhân lực ngành Du lịch

Tại hội thảo “Khôi phục và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh bình thường mới” do Hiệp hội Du lịch VN tổ chức mới đây, ông Phạm Văn Thủy, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cũng cho rằng, một trong những thách thức lớn nhất cho ngành du lịch hiện nay là thiếu hụt nhân lực.

Đánh giá về nhu cầu nhân lực, bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết hiện nay, ngành du lịch cần khoảng 485.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%, trong đó nhân sự quản trị cần khoảng 45.000 người. Dự báo tăng trưởng du lịch Việt Nam 10 năm tới khá lạc quan, đến năm 2025, riêng tổng cầu về lao động khối cơ sở lưu trú du lịch khoảng hơn 800.000 và năm 2030 là hơn 1 triệu. Như vậy, giai đoạn 2022 – 2030, trung bình cần bổ sung mỗi năm trên 60.000 lao động.

Cũng theo một thống kê khác của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), mỗi năm ngành Du lịch Việt Nam cần thêm gần 40.000 lao động, nhưng chỉ có 14.000 sinh viên ra trường, trong đó chỉ có hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Chính nhu cầu cao về nhân lực trong khi số lượng sinh viên được đào tạo hàng năm thấp đã khiến cho ngành du lịch trở thành một trong top những nghề hot, lương khủng.

3. Ngành du lịch vẫn là lựa chọn của nhiều thí sinh

Theo thống kê của Bộ Giáo dục đào tạo về việc đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng, năm 2021, có 199.166 nguyện vọng đăng ký vào nhóm ngành du lịch, khách sạn, dịch vụ cá nhân, trong đó 48.334 thí sinh lựa chọn nguyện vọng 1. Nhóm ngành này đứng thứ tư trong những nhóm ngành có sự cạnh tranh về xét tuyển mạnh nhất, trên tổng số 24 nhóm ngành. Năm 2022, nhóm ngành này cũng đứng trong top 7 nhóm ngành có lượng thí sinh đăng ký thi vào nhiều nhất.

Thanh Loan – học sinh lớp 12, TP.HCM đăng ký nguyện vọng vào NTTU chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp THPT, mình mong muốn sẽ trở thành một hướng dẫn viên du lịch được đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều vùng đất mới và nền văn hóa của các nước. Hơn hết, mình nghĩ công việc này giúp mình có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai”.

4. Cơ hội việc làm rộng mở ngành Du lịch

Khi theo học ngành Du lịch tại NTTU sinh viên có thể lựa chọn một trong hai chuyên ngành: Hướng dẫn viên du lịch và Quản lý du lịch.
Chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch:
– Hướng dẫn viên du lịch.
– Điều hành tour.
– Chuyên viên tại các sở ban ngành du lịch.
– Chăm sóc khách hàng.
– Quản trị và tổ chức sự kiện.
– Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo lữ hành.
– Giám sát, điều hành tại các cơ sở lưu trú hoặc doanh nghiệp lữ hành.

Chuyên ngành quản lý du lịch:
– Nghiên cứu thị trường, quảng bá và xúc tiến du lịch; nghiên cứu phát triển và quản lý du lịch (thuộc các cơ quan nghiên cứu và quản lý du lịch).
– Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo về du lịch.
– Làm chuyên viên tại các trung tâm du lịch, sở ban ngành liên quan đến du lịch.

5. Lý do khiến teen mê “tít” ngành du lịch tại NTTU

Được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành thu hút ngày càng nhiều bạn trẻ theo học. Sức hút ấy không chỉ xuất phát từ khát khao chinh phục những vùng đất và nền văn hóa mới lạ trên thế giới mà còn vì đây là ngành nghề có nhu cầu nhân lực tăng đột biến trong những năm gần đây, từ khi công nghiệp du lịch phát triển mạnh mẽ và được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của thế giới cũng như Việt Nam. Tại NTTU, ngành Du lịch luôn có số lượng thí sinh theo học đông đảo, năm 2023, NTTU tiếp tục tuyển sinh ngành học này với nhiều ưu điểm nổi bật.

– Không gian mô phỏng – thực hành thu nhỏ tại NTTU: Ghé qua hệ thống nhà hàng, khách sạn tích hợp sang trọng và tiện nghi đạt chuẩn 5 sao, được thiết kế dành riêng cho các sinh viên ngành Du lịch, Quản trị Khách sạn, Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống, bạn sẽ choáng ngợp trước những không gian làm việc đầy chuyên nghiệp và phong cách với hệ thống mô phỏng nhà hàng, phòng khách sạn, khu thực hành bếp Á – Âu, quầy bartender, xưởng làm bánh…ở cơ sở quận 12 và người “em út” quận 7.

– “Khoe” những chuyến đi thật xa – chỉ để hiểu ngành: Bạn sẽ phải trầm trồ khi nghe NTTU kể về những chuyến đi của sinh viên ngành Du lịch từ tour miền Bắc, miền Nam rồi miền Tây,… cũng có cả tour xuyên Việt đó bạn. Hành trình học tập “vừa du lịch – vừa đi” khá dày như vậy giúp các bạn vững lý thuyết địa lý, văn hóa – lịch sử vùng miền, tích lũy kinh nghiệm thực tế…

– Cạnh đó, sinh viên theo học ngành này còn được chú trọng trang bị nghiệp vụ và năng lực quản lý, song song đó là cơ hội thực tập, làm việc tại các công ty lữ hành uy tín, chuỗi nhà hàng – khách sạn có liên kết hợp tác với NTTU.
– Thêm vào đó, sinh viên ngành Du lịch được đặc biệt chú trọng trang bị thêm kỹ năng mềm bên cạnh kiến thức và kỹ năng chuyên ngành. Thông qua những lớp học kỹ năng mềm, chương trình sinh hoạt học thuật, hoạt động ngoại khóa, thma gia các CLB, sinh viên ngành có cơ hội thu thập cho mình kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng ngoại ngữ,…

– Ngoài ra,, với ưu thế vượt trội ngành Du lịch tại NTTU quy tụ đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực chiến, nhiệt tình, là các chuyên gia trong lĩnh vực Du lịch sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức vững chắc, mới mẻ nhất về ngành học.

6. Đa dạng học bổng – ổn định học phí

Bên cạnh chính sách học phí hợp lý, được công bố minh bạch trước năm học và giữ ổn định trong suốt toàn khóa học, NTTU còn có nhiều HB giá trị, tạo động lực để SV phấn đấu, phát triển bản thân trong môi trường đại học.

NTTU vừa quyết định tăng mức HB “Khuyến học” năm 2023 từ 7.000.000 đồng dành cho các ngành đào tạo của Trường lên 10.000.000 đồng (riêng HB ngành Y khoa, Dược học là 5.000.000 đồng), kèm theo voucher khóa học ngoại ngữ 5.000.000 đồng. Chỉ duy nhất 2.000 tân sinh viên nhập học đầu tiên trước ngày 15/9/2023 mới có cơ hội nhận được các suất học bổng này.

Ngoài ra, hàng nghìn suất học bổng có giá trị đang chờ đón các bạn tân sinh viên như: HB khuyến học, HB Tiếp sức đến trường, HB Nữ sinh, HB Tài năng và HB Nâng bước thủ khoa.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ về ngành Du lịch học của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Chúc các bạn học tập thật tốt và chạm đến ước mơ của mình nhé!

Theo nttu.edu.vn